Gạo Nấu Rượu Loại Nào Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay?

5 đánh giá
1567 lượt xem

2021-07-02 14:30:28

Khi nhắc đến rượu người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo truyền thống được sử dụng nhiều ở hầu hết các cuộc vui. Từ những buổi tiệc, đám cưới thịnh soạn cho đến những ngày giỗ trịnh trọng để cúng bái tổ tiên. Với nguyên liệu chính được làm từ 100% gạo tự nhiên, đây được xem là linh hồn để tạo nên những giọt rượu thơm ngon, thuần túy nhất. Vậy gạo nấu rượu là gạo gì? Các loại gạo phổ biến dùng để nấu rượu nhất hiện nay. Liên hệ hotline 1800 8012 để được hỗ trợ và tư vấn báo giá cũng như lựa chọn loại gạo phù hợp.

1. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khi sản xuất rượu

1.1. Lựa chọn gạo nấu rượu

Nguyên liệu và quy trình nấu rượu gạo là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rượu làm ra. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều gạo dùng để nấu rượu. Tuy nhiên, phổ biến và thông dụng nhất vẫn là gạo tẻ và gạo nếp.

gao-nau-ruou

Gạo nấu rượu thường là gạo còn nguyên cám

Để có một mẻ rượu thơm ngon đúng chuẩn vị vốn có, loại gạo chúng ta cần chọn phải có các đặc điểm sau. Chọn loại gạo mẩy, đều hạt và hạn chế dùng loại gạo đã được xay xát bằng máy. Vì lớp vỏ cám chứa dưỡng chất ở bên ngoài đã bị mài sạch. Sử dụng gạo nguyên cám sẽ giúp cho rượu gạo thơm ngon, đậm đà hơn rất nhiều.

1.2. Gạo nếp và gạo tẻ loại nào nấu rượu truyền thống ngon nhất?

Đối với gạo nếp, người ta thường chọn loại gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng thơm ngon. Đặc biệt, rượu nếp cái hoa vàng đã tồn tại từ rất lâu đời với chất rượu đậm đà, đặc trưng.

Còn đối với gạo tẻ, loại gạo có giá rẻ hơn so với gạo nếp. Các loại gạo tẻ thường sử dụng để sản xuất rượu như gạo 504, gạo Khang Dân,...

gao-nep-hay-gao-te-nau-ruou-ngon-hon

Gạo nếp và gạo tẻ mỗi loại sẽ có một ưu thế riêng

Tuy nhiên, so về thành phẩm, rượu được nấu từ gạo nếp vẫn được đánh giá cao hơn hẳn. Bởi hương vị thơm ngon, đậm đà, vị hậu ngọt hậu đặc trưng tạo cảm giác êm nồng mỗi khi sử dụng. Còn với gạo tẻ, hương vị sẽ có chút nhạt hơn nhưng giá cả sẽ rẻ hơn rất nhiều so với gạo nếp.

Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất số lượng lớn thường chọn gạo tấm trong quy trình sản xuất rượu gạo. Do chi phí phải chăng, sản lượng cao nên gạo này vẫn được ưu tiên lựa chọn.

Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng để lựa chọn loại gạo thích hợp. Nếu phục vụ cho đối tượng khách hàng cao cấp bạn nên đầu tư vào nguyên liệu, chọn gạo thơm ngon để sản xuất. Còn đối khách hàng tầm trung với mức thu nhập thấp thì nên chọn gạo tấm, gạo tẻ để giảm chi phí nguyên liệu.

quy-trinh-san-xuat-ruou-gao

Loại gạo nào sử dụng nấu rượu nhiều nhất

2. Các loại gạo nấu rượu phổ biến nhất hiện nay

Khi lựa chọn gạo nấu rượu người ta luôn muốn chọn một loại gạo ngon có đặc tính: ĐƯỢC NƯỚC, THƠM và đặc biệt DỄ NẤU. Sau đây, Vua Gạo sẽ chỉ ra những loại gạo tập hợp đầy đủ các yếu tố trên.

2.1. Gạo nếp nấu rượu ngon

2.1.1. Gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái hoa vàng từ lâu đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Hạt nếp thơm này được biết đến nhiều ở các tỉnh trung du Bắc Bộ, Việt Nam. Trên mâm cúng vào những ngày giỗ, dịp lễ Tết của người Việt đâu đâu cũng thấy các món ăn làm bằng nếp. Từ món ăn truyền thống quen thuộc như bánh chưng, bánh tét, xôi,...Cho đến nguyên liệu sử dụng để làm rượu gạo.

gao-nau-ruou-ngon

Gạo dùng để nấu rượu ngon không thể thiếu nếp Cái Hoa Vàng

Hạt gạo nếp cái hoa vàng to tròn, màu trắng đục sữa trông đều và rất đẹp. Khi chín nếp sẽ cho cơm dẻo mềm mại, cùng hương thơm tự nhiên khó tả, do đó hạt gạo này thường dùng để ủ rượu. Rượu nếp cái hoa vàng vốn nổi tiếng nhờ sử dụng gạo nếp cái làm nguyên liệu chính để tăng thêm sức hấp dẫn cho rượu.

Khi chọn nguyên liệu nấu rượu gạo truyền thống bạn cần lưu ý gạo đó phải đảm bảo vẫn còn nguyên lớp lụa. Nếu như bạn chưa biết vì sao phải chọn gạo còn lớp cám lụa thì đây chính là nguyên do. Lớp cám này có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, đặc biệt là protein, lipid và các nguyên tố vi lượng và vitamin có lợi cho sức khỏe. Do đó, chọn lựa kỹ loại gạo phù hợp sẽ giúp ích nhiều cho sức khỏe.

2.1.2. Gạo nếp sáp thơm

Tương tự như nếp cái hoa vàng, nếp sáp thơm có hạt gạo to tròn, màu trắng đều. Khi nấu chín gạo cho cơm dẻo, thơm nhẹ, nhiều dinh dưỡng. Giúp tạo cảm giác ngon miệng cho người ăn.

gao-nep-nau-ruou

Nếp Sáp Thơm một trong những loại gạo nếp nấu rượu ngon 

Đây là loại gạo nếp mới được bóc vỏ trấu do đó lớp cám gạo bên ngoài vẫn còn. Các loại gạo nếp nấu rượu sẽ cho hương vị thơm ngon hơn, rượu nấu được nhiều nước hơn. Tuy nhiên, xét về kỹ thuật thì gạo nếp sẽ khó nấu hơn do thời gian lên men dài hơn các loại gạo tấm, gạo tẻ.

2.2. Gạo tẻ, gạo tấm - phế nấu rượu

2.2.1. Gạo - tấm 504 cũ

Một trong những loại gạo tấm nấu rượu phổ biến phải kể đến đầu tiên đó chính là gạo 504. Loại gạo này không những được nhiều quán cơm bình dân lựa chọn là nguồn gạo chính cung cấp bữa cơm cho khách hàng. Gạo 504 còn là nguyên liệu quan trọng để chế biến các loại thực phẩm quen thuộc như: Bánh phở, bánh cuốn,...

gao-tam-nau-ruou

Tấm 504 thường được các cơ sở sản xuất dùng để nấu rượu gạo

Gạo 504 có hình bầu, bạc bụng, cơm nở xốp, dễ nấu. Sản lượng gạo tương đối cao và ổn định với giá cả phải chăng. Tấm - gạo 504 dùng để ủ rượu và có thể đáp ứng yêu cầu của người sản xuất rượu như tính dễ nấu, được nước, thơm ngon.  

2.2.2. Gạo tẻ Khang Dân nấu rượu

Gạo Khang Dân một trong những loại gạo được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc như: Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh…Hạt gạo Khang Dân thon, nhỏ, trắng trong và ít bị gãy. 

Khi chín gạo cho cơm khô, nở xốp và không bị bết dính. Chính vì đặc tính này nên gạo Khang Dân thường được sử dụng để làm bánh cuốn, bánh ướt, bánh phở,...Và đặc biệt, gạo Khang Dân một trong những loại gạo lứt nấu rượu ngon được nhiều cơ sở sản xuất rượu ưa chuộng.

gao-te-nau-ruou

Gạo tẻ Khang Dân giúp nấu rượu được nước hơn

Gạo Khang Dân thường chỉ được bóc vỏ trấu cho nên vẫn còn giữ lớp vỏ cám bên ngoài. Hạt gạo vẫn còn nguyên phôi. Loại gạo này khi nấu rượu sẽ được nước hơn và cho hương vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, cũng giống như nếp Cái Hoa Vàng gạo Khang Dân khó nấu và thời gian ủ rượu cũng sẽ lâu hơn.

2.2.3. Gạo Tài Nguyên Chợ Đào

Gạo Tài Nguyên Chợ Đào là loại gạo đặc sản nổi tiếng ở vùng đất Chợ Đào, tỉnh Long An. Gạo này có hai loại được phân biệt theo vụ mùa mới hoặc cũ. Gạo Tài Nguyên cũ sẽ được các cơ sở chế biến thực phẩm lựa chọn nhiều hơn gạo mới.

gao-dung-de-nau-ruou

Tấm -gạo Tài Nguyên với giá cả phải chăng thường sử dụng để làm rượu

Khi mua các loại gạo cũ nở xốp này bạn có thể yêu cầu các nhà máy sản xuất gạo theo tỷ lệ tấm mà mình mong muốn. Giá gạo tấm nấu rượu cũng rẻ hơn nhiều so với các loại gạo nếp.

2.2.4. Gạo tạp giao - Gạo nấu rượu giá rẻ

Gạo tạp giao xuất phát từ giống lúa tạp giao, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Vùng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình như: Hải Dương, Ninh Bình,Thái Bình,... Và đặc biệt được trồng nhiều ở vùng đất Hải Hậu tỉnh Nam Định.

gao-nau-ruou-gia-re

Gạo nấu rượu giá rẻ không thể thiếu gạo tạp giao

Gạo tạp giao có mùi thơm nhẹ, to đều và cho cơm nở xốp. Hương vị đậm đà và đặc trưng như những loại gạo vốn nổi tiếng ở các tỉnh miền Bắc. Do đó, gạo này thường được dùng trong quy trình nấu rượu gạo truyền thống.

3. Mua gạo nấu rượu ở đâu uy tín?

Tại Vua Gạo, với nhà máy sản xuất gạo theo dây chuyền khép kín hiện đại. Sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo chỉ số, HACCP, BRC.

Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp gạo nấu rượu cho các cơ sở sản xuất rượu lớn nhỏ trong nước. Với đầy đủ các dòng gạo nếp, gạo lứt thơm ngon cho đến các loại gạo tẻ, gạo tấm phù hợp để làm nguyên liệu nấu rượu.

mua-gao-nau-ruou-o-dau-uy-tin

Vua Gạo nguồn cung cấp gạo sạch nấu rượu uy tín

Các loại gạo này đều được gieo trồng và kiểm tra kỹ lưỡng sau đó được nhà máy Vua Gạo chế biến tạo thành phẩm. Nên sẽ không thông qua bất kỳ khâu trung gian nào. Chính vì thế giá cả có phần cạnh tranh hơn so với thị trường.

Ngoài ra, chúng tôi còn đặc biệt sản xuất gạo nấu rượu theo lượng tấm mà khách hàng yêu cầu. Với hạt gạo không được đánh bóng quá kỹ sẽ giúp cho lớp cám còn giữ lại trong hạt gạo nhờ đó mà rượu cũng ngon và thơm hơn, được nước hơn.

4. Quy trình nấu rượu từ gạo

Dù hiện nay thị trường du nhập khá nhiều loại rượu ngoại khác nhau với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, người Việt mình vẫn ưu tiên chọn loại rượu gạo bởi tính chất thơm theo cách truyền thống vốn có.

Mỗi người sẽ có một cách nấu với phương pháp và bí quyết khác nhau. Để có thể tạo nên hương vị đặc trưng theo nét riêng của mình giúp đa dạng hơn trong nền ẩm thực Việt Nam. Sau đây hãy cùng Vua Gạo tìm hiểu cách nấu rượu gạo ngon theo quy trình nấu chuẩn nhất.

Bước 1: Chọn nguyên liệu nấu rượu

Như đã đề cập ở trên,  chọn nguyên liệu nấu rượu là một khâu cực kỳ quan trọng. Bởi vì chúng quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu nấu ra. Do đó, bạn cần xác định đối tượng cũng như mục đích sản xuất rượu của mình là gì để chọn gạo nấu rượu phù hợp.

Đối với bánh men, tùy vào sở thích và kinh nghiệm của người nấu rượu để lựa chọn loại men ưng ý. Bạn có thể lựa chọn men lá hoặc men thuốc bắc, men vi sinh. Lưu ý, cho dù là men hay gạo cũng cần phải chọn nguồn cung cấp uy tín, chất lượng.

chon-nguyen-lieu-lam-ruou-gao

Nguyên liệu là thành phần tạo nên linh hồn trong từng giọt rượu

Bước 2: Nấu cơm rượu

Đây là bước vô cùng đơn giản bởi chỉ cần bạn biết nấu cơm ăn hàng ngày là có thể nấu được cơm rượu. Trước hết bạn phải ngâm gạo sau đó rửa sạch hết lớp cặn bẩn. Sau đó đổ gạo vào nồi to để nấu cơm rượu.

Lượng gạo nấu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng theo hộ gia đình hay sản xuất rượu để bán. Gạo và nước thường nấu theo tỷ lệ 1:1 để cơm không bị nát và nhão.

cach-nau-com-ruou

Cách nấu cơm rượu vô cùng đơn giản

Bước 3: Tiến hành trộn men

Say nhuyễn hoặc làm nhuyễn men bằng cách đập nát. Chờ cho cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên. Sau đó, trộn đều để đảm bảo men được phủ khắp hạt cơm. Cứ 25-35g men tương ứng với 1kg gạo.

tron-men-lam-ruou

Bước trộn men không thể thiếu trong quy trình nấu rượu gạo

Bước 4: Giai đoạn ủ men làm rượu

Ủ men làm rượu sẽ trải qua 2 giai đoạn là ủ men khô và ủ men ướt.

Giai đoạn 1: Ủ men khô

Ủ men khô là giai đoạn lên men cơm rượu trong môi trường kỵ khí. Bạn cho cơm nếp đã rắc đều men ở bước  3 vào hũ thủy tinh hoặc bình gốm có dung tích lớn và đậy kín nắp. Nếu là cơ sở sản xuất lớn thường sẽ ủ trong các dụng cụ chuyên dụng. Sau khoảng 4 -5 ngày, bình cơm rượu sẽ tự động dậy nước và thơm mùi rượu.

Nhiệt độ phù hợp để lên men và ủ cơm rượu thành công nhất là vào khoảng 28-32 độ C. Nếu trời lạnh có thể khắc phục bằng cách cho ủ gần bếp. Khi trời nóng mà nơi sản xuất không có điều hòa thì rượu sẽ nhanh chua và cho năng suất thấp.

u-men

Quy trình ủ men làm rượu

Giai đoạn 2: Ủ men ướt

Sau khi giai đoạn ủ men khô đã hoàn thành. Bạn mang cơm rượu đã lên men và cho thêm nước vào. Cứ áp dụng theo tỷ lệ 10 kg gạo thì đổ thêm 15 lít nước. Sau đó, đậy kín để quá trình lên men được hoàn thiện.

Giai đoạn ủ ướt thường da trong vòng từ 1-2 tuần. Thời gian này còn tùy thuộc vào thời tiết. Nếu khi nếm cơm và nước thấy có vị cay. Nhìn kỹ thấy nước trong là có thể đem đi chưng cất.

Bước 5: Quá trình chưng cất Rượu

Giai đoạn cuối cùng trong quy trình làm rượu gạo truyền thống chính là chưng cất rượu. Ngày nay, để giúp chất lượng rượu đạt chuẩn và không bị khê trong quá trình nấu hay sục tràn,... Người ta thường sử dụng phương pháp chưng cách thủy.

qua-trinh-chung-cat-ruou

Cách chưng cất rượu gạo truyền thống

Đun sôi bỗng rượu cùng với nước vào nồi nấu rượu và đậy nắp lại. Ở nhiệt độ khoảng 78 độ C chúng ta sẽ bắt đầu thu được hơi rượu. Hơi rượu này sẽ bốc lên chóp nắp, qua ống dẫn hơi sau đó sẽ lưu thông đến hệ thống ruột gà. Và từ từ đi qua bể làm mát và ngưng tụ thành rượu.

Rượu sau khi làm ra thu được nhiều rượu hay không, ngon hay dở còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình chưng cất rượu.

Ngày nay, để quá trình chưng cất diễn ra dễ dàng hơn, các đơn vị nấu rượu gạo chuyên nghiệp đã chuyển sang sử dụng nồi nấu rượu chuyên dụng bằng điện thay cho nồi nấu rượu truyền thống.

Với thông tin về các loại gạo nấu rượu phổ biến nhất hiện nay cũng như quy trình nấu rượu truyền thống. Vua Gạo hy vọng bạn đã có thêm sự lựa chọn cho riêng mình. Là đại lý kinh doanh, cơ sở sản xuất rượu gạo nếu muốn chọn nguyên liệu uy tín, giá tốt hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua Fanpage: Vua Gạo Sạch để được tư vấn và hỗ trợ báo giá.

Biên tập: Vua Gạo Marketing

Tag: giá gạo nấu rượu, kỹ thuật nấu rượu gạo, cách nấu rượu gạo thủ công, cách nấu rượu gạo tại nhà

Bài viết tương tự

Thắc Mắc - 1kg Gạo Nấu Được Bao Nhiêu Chén Cơm

Khi nấu cơm với số lượng lớn bạn cần biết được 1kg gạo nấu được bao nhiêu chén cơm? Bí quyết giúp tất cả mọi người nấu cơm ngon mà không bị hao gạo.

Xem chi tiết
Bí Kíp Bảo Quản Gạo Cả Năm Không Lo Bị Mối Mọt Đeo Bám

Cách bảo quản gạo không bị mối mọt để cả năm cũng không sợ bị hư hỏng. Đâu là cách bảo quản tốt? Mẹo sử dụng các vật phẩm có sẵn trong nhà để bảo quản gạo

Xem chi tiết
Cách Làm Xôi Nếp Cẩm Kiểu Này Mới Ngon Bạn Đã Biết Chưa?

Xôi nếp cẩm từ lâu đã rất quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm xôi nếp cẩm thơm ngon chuẩn vị theo sở thích của mỗi người

Xem chi tiết
Học Ngay 3 Cách Làm Cơm Cháy Giòn Rụm Đơn Giản Tại Nhà

Cách làm cơm cháy mỡ hành và cơm cháy kho quẹt, chà bông giòn rụm, cay cay, đơn giản tại nhà. Cách bảo quản cơm cháy kiểu này ăn không lo bị mất giòn.

Xem chi tiết
Top 10 Loại Gạo Ngon Được Khách Hàng Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Top 10 loại gạo ngon tốt cho sức khỏe được nhiều chị em nội trợ tin tưởng và đánh giá cao. Bạn đã thực sự chọn đúng loại gạo phù hợp cho gia đình mình chưa?

Xem chi tiết
DMCA.com Protection Status