2021-07-22 15:09:27
Nếp ngỗng là loại nếp ngon có thể chế biến nhiều món ăn đa dạng khác nhau. Từ cơm nếp, xôi đến bánh chưng, bánh tét. Các món chè ăn vặt hay còn dùng để làm nguyên liệu ngâm, ủ rượu. Ngoài ra, bột gạo nếp này còn dùng để chế biến nhiều món ăn phổ biến khác nhau. Vậy nếp sáp ngỗng có đặc tính gì? Mua ở đâu để được giá tốt? Hãy cùng Vua Gạo tìm hiểu thêm nhé.
Gạo nếp ngỗng là loại nếp ngon được trồng chủ yếu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hạt nếp có màu trắng sữa, hình dạng to tròn tựa trứng ngỗng thu nhỏ. Với hương vị thơm ngon đặc trưng nên được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn và các cơ sở chế biến bánh lựa chọn.
Gạo Nếp Ngỗng
Khi chín, hạt nếp dẻo dai, mềm mại với hương vị đậm đà tựa như “hạt ngọc” nếp Cái Hoa Vàng của miền Bắc. Do đó nếp sáp ngỗng rất thích hợp dùng để nấu xôi, rượu, các món chè,... Hay nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh nếp, bánh giầy, bánh trôi nước, bánh gai,...
Ngoài ra, hạt nếp này còn dùng trộn với gạo trắng để tăng hương vị và độ dẻo dai cho hạt cơm.
Đặc điểm của nếp sáp ngỗng:
Loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Hạt to tròn, có màu trắng đục sữa
Nổi bật với hương thơm đặc trưng
Hạt nếp dẻo, mềm mại
Sản phẩm có thể chế biến nên nhiều món ăn ngon đa dạng khác nhau.
Nếp sáp hay nếp ngỗng đều là tên của một loại gạo nếp đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và cụ thể hơn là vùng Đồng Tháp Mười với một số tỉnh miền Tây sông nước. Hai loại gạo nếp này khác hoàn toàn với Nếp Cái Hoa Vàng trứ danh ở miền Bắc.
Gạo nếp sáp và nếp ngỗng
Nếp sáp có màu trắng đục sữa tựa như nếp sáp ngỗng. Tuy nhiên, thay vì to tròn như trứng ngỗng thu nhỏ thì hạt nếp này có hình dạng bên ngoài hơi thon dài. Khi nấu lên sẽ có hương vị dịu nhẹ tự nhiên. Và thường được dùng để nấu các món xôi, chè chứ không dùng để nấu rượu như nếp Cái Hoa Vàng.
Tùy vài sở thích cũng như mục đích của mỗi người để lựa chọn loại nếp nào cho phù hợp. Trong khi hạt nếp ngỗng có độ dẻo dai, thơm ngon đặc trưng ở miền Nam thì nếp Cái Hoa Vàng lại lừng danh khắp miền Bắc với hạt to tròn và ngon cơm.
Hiện nay, ngoài gạo nếp sáp ngỗng được nhắc đến trong bài thì Việt Nam còn có những loại nếp phổ biến sau với mỗi đặc tính và công dụng khác nhau. Gạo nếp thứ hạt gạo dẻo thơm, được sử dụng chủ yếu để nấu xôi và làm bánh trong những dịp quan trọng của gia đình, làng xã, những dịp lễ hội, ngày Tết…
Gạo nếp Cái Hoa Vàng nổi tiếng khắp các tỉnh thành miền Bắc, không ai là không biết đến rượu nếp Cái Hoa Vàng lừng danh bao đời nay.
Hạt nếp ngắn, to tròn, với hương thơm đặc trưng khiến ai cũng say đắm. Một đặc điểm khác biệt ở giống lúa nếp này chính là khi cây lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng ruộm khắp các cánh đồng chứ không trắng như các loại lúa khác. Do đó, mới có tên gọi là nếp Cái Hoa Vàng.
Gạo Nếp Cái Hoa Vàng
Bất kỳ ai đi ngang qua cũng sẽ cảm nhận được mùi hương thơm ngát từ hạt gạo nếp này. Nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu để tận hưởng trọn vẹn hương thơm của cây lúa trổ đòng.
Khi nấu chín hạt nếp sẽ cho cơm trong và ráo, bóng, dẻo nhưng không nát. Dùng để đồ xôi, làm cốm hay làm các loại bánh truyền thống sau 3-4 ngày vẫn mềm và ngon. Mùi hương nếp thơm ngào ngạt đặc trưng chẳng thể lẫn vào đâu nên được người tiêu dùng đặc biệt ưa thích.
Như đã đề cập đến ở trên, nếp sáp được trồng chủ yếu tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Là một trong những hạt nếp phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.
Hạt nếp sáp thon dài, to mẩy, có màu trắng với hương vị tự nhiên, khi chín có độ dẻo dính, rất phù hợp để nấu xôi, hay những món bánh đặc sản,… Giúp làm đa dạng nên nền ẩm thực Việt Nam.
Gạo nếp sáp thơm
Từ các món ăn hiện đại như xôi xoài, xôi thập cẩm,...cho đến các món ăn truyền thống như bánh chưng bánh tét trong mâm giỗ ngày Tết của người miền Nam đều rất hay sử dụng hạt nếp này.
Khi nhắc đến các loại nếp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, không ai là không biết đến nếp nương Điện Biên. Hạt nếp mẩy, dài, căng tròn, bóng bẩy.
Khi nấu lên sẽ có độ sáng bóng nhẹ với vị ngọt đặc trưng, thơm và dẻo. Nếu dùng để nấu xôi sẽ không có cảm giác bị kết dính và cũng không nở nhiều như những loại nếp thông thường khác.
Nếp nương Điện Biên
Có lẽ vì được trồng trên những nương ruộng Điện Biên, được uống nước từ những thửa ruộng bậc thang cao trên núi rừng nên không phải chỉ khi nấu mới có mùi thơm. Mà từ khi còn là hạt gạo, nếp nương Điện Biên đã mang trong mình một mùi hương thoang thoảng tự nhiên và rất đặc trưng.
Hạt nếp thơm, mềm dẻo, ngọt vị. Là loại gạo nếp đặc sản có một không hai của tỉnh Điện Biên nói chung và miền núi rừng Tây Bắc nói riêng.
Trong những loại gạo nếp ngon phải kể đến thì gạo nếp nhung, loại nếp được gieo trồng chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Là một trong những loại gạo nếp được nhiều người yêu thích. Nếp này thường xuất khẩu đi khắp các tỉnh thành trong cả nước với tỉ lệ ra hạt cao nhất.
Hạt gạo nếp nhung to, tròn, mập, có màu trắng đục sữa tương tự như nếp ngỗng. Mùi thơm sẽ cảm nhận rõ khi nước nấu cơm đang sôi sùng sục. Hạt xôi dẻo, có độ dính và ăn vào nhai kỹ sẽ thấy được vị ngọt. Đặc biệt, khi để nguội nếp vẫn giữ được độ dẻo, keo dính.
Nếp nhung Bắc Bộ
Trong gạo nếp nhung có chứa đến 80% hàm lượng glucid, tỉ lệ tấm chưa đến 6%, không có tạp chất vô cơ và độ ẩm dưới 11%. Gạo nếp nhung là một phần không thể thiếu trong văn hóa lễ hội của dân tộc, là nguyên liệu để làm các món bánh chưng, bánh giày, bánh đúc,…
Nếp cẩm hay còn gọi là gạo nếp than, gạo đen. Bởi hạt nếp này có màu sắc hoàn toàn khác với những loại nếp thông thường. Nếp cẩm có màu tím than cho đến tím đen sẫm. Khi nấu xôi sẽ tạo nên một màu sắc trông khá bắt mắt và đặc biệt. Do đó, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Gạo nếp cẩm
Đây là loại gạo nếp có thành phần dinh dưỡng tương đối cao. Ngoài việc dùng để nấu thành xôi, ủ rượu thì nếp cũng là một bài thuốc quý bổ máu huyết, trừ giun sán, kích thích tiêu hóa...Ngoài những món ăn truyền thống, thì hiện nay các loại thực phẩm được chế biến từ gạo nếp cẩm cũng khá đa dạng như: Sữa chua nếp cẩm, bánh chưng nếp cẩm, bánh ít nếp cẩm, ….
Cao Bằng vùng đất có nhiều giống lúa thơm ngon nổi tiếng ở miền Bắc. Trong đó, phải kể đến gạo nếp Pì Pất với chất lượng vượt trội so với một số loại lúa nếp cùng loại.
Gạo nếp Pì Pất Cao Bằng
Hạt nếp Pì Pất đều, có màu trắng và không dễ vỡ với tỷ lệ tấm rất thấp. Khi nấu lên hạt nếp ăn rất mềm, thơm mà không bị nát. Là một trong những nguyên liệu dùng để làm các món như xôi, bánh gai, bánh trôi nước,...
Từng hạt nếp trắng ngần, mềm dẻo, khi ăn sẽ cảm nhận rõ mùi thơm đặc trưng khó nào cưỡng lại được.
Gạo nếp Tú Lệ là loại gạo nếp có hạt mẩy, mang hương thơm và vị ngọt đậm đà. Là đặc sản nổi tiếng của người dân Yên Bái. Gạo khi chín cho hạt xôi trắng, căng bóng trông rất hấp dẫn. Từng hạt gạo nấu xôi vẫn dẻo dù cho đã được để nguội.
Gạo nếp Tú Lệ
Nếp Tú Lệ rất thích hợp dùng để nấu xôi hoặc trộn cùng với các loại gạo khác để cơm trở nên dẻo và ngon hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng nếp này để xay bột làm bánh, nấu chè...
Hạt nếp thơm này chẳng cần phải thêm dừa cho đậm đà mùi vị. Chỉ cần dùng xôi thôi cũng đã thấy được sự mộc mạc, tinh túy của núi rừng.
Là công ty nhiều năm sản xuất và cung cấp các loại gạo sạch tại TPHCM và các tỉnh thành tại thị trường trong và ngoài nước. Vua Gạo tự tin là địa điểm đáng tin cậy được nhiều khách hàng lựa chọn.
Với nhà máy sản xuất gạo theo dây chuyền khép kín hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế 5S, GMP. Đảm bảo sản phẩm SẠCH, CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN, GIÁ TỐT NHẤT.
Hiện nay, hệ thống các chi nhánh Vua Gạo phủ sóng trên 25 tỉnh thành khắp cả nước. Đảm bảo ở bất cứ đâu quý khách hàng lẻ, sỉ đều có thể mua và lựa chọn một cách dễ dàng.
Để có những túi gạo nếp ngon quý khách có thể liên hệ qua số hotline: 1800 8012 để được tư vấn và hỗ trợ báo giá.
Xôi không chỉ là món ăn phổ biến mà còn thường dùng để trưng bày trên mâm cỗ vào những dịp đặc biệt hay lễ Tết. Nấu xôi nghe thì có phần đơn giản tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nấu để khi nguội cơm ăn vẫn ngon mà không bị khô cứng.
Sau khi chọn nếp ngỗng nấu xôi hay những loại nếp mà chúng ta cảm thấy phù hợp thì những bước sau đây sẽ vô cùng quan trọng.
Tùy vào loại gạo bạn dùng để nấu xôi tuy nhiên thời gian ngâm dao động khoảng 6 - 8 tiếng. Không nên ngâm quá thời gian này vì gạo sẽ dễ bị chua, bở nát không còn ngon nữa. Có thể cho thêm 1 ít muối trong quá trình ngâm.
Ngâm gạo nếp nấu xôi
Sau công đoạn ngâm gạo bạn dùng tay vớt nếp trải đều khắp nồi. Có thể dùng khăn ẩm ủ kín khắp nắp nồi. Khăn ẩm sẽ giúp bịt kín miệng nồi, ngăn không làm cho khí thoát ra trong quá trình nấu dẫn đến tình trạng khô, cứng xôi.
Để làm xôi mềm bạn chỉ cần cho lượng nước vào khoảng ⅓ nồi. Khi nồi cơm bật qua chế độ hâm bạn có thể cho thêm nước vào nếu cảm thấy xôi vẫn còn khô, chưa chín đều.
Canh lượng nước phù hợp
Thời gian hấp xôi chuẩn khoảng từ 30 - 40 phút. Để có nồi xôi ngon đúng điệu thì cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô phần hơi nước lắng đọng trong nồi. Đồng thời đảo đều nếp để xôi được chín đều nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng bên khô, bên nhão.
Canh thời gian hấp xôi hợp lý
Cuối cùng, bạn có thể thêm đậu xanh luộc chín hoặc dừa cạo, muối mè, hành phi... Để tăng thêm hương vị đậm đà cho món xôi của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về gạo nếp ngỗng mà Vua Gạo đã chia sẽ với các bạn. Đây là đặc sản của miền Nam Bộ mà ai cũng nên thử qua một lần trong đời. Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại gạo nếp phù hợp.
Biên tập: Vua Gạo Marketing
Tag: nếp ngỗng bao nhiêu tiền, giá nếp ngỗng, bán nếp ngỗng