2021-06-23 16:23:15
Phở là một món ăn quen thuộc với người Việt, để có một bác phở ngon đòi hỏi nhiều yếu tố như: Nước dùng có thơm không, cách trang trí tô phở có bắt mắt không,...Trong đó một thành phần không thể thiếu khác chính là bánh phở. Bánh phở được làm hoàn toàn từ tinh bột gạo sau đó hấp chín tương tự như bánh tráng, bánh cuốn. Gạo làm bánh phở là loại gạo tẻ, trắng đẹp và không lẫn tạp chất. Không nói quá khi ví bánh phở như tượng đài “nhan sắc” của món phở nên phải luôn tươi mới, phảng phất hương vị tươi ngon tự nhiên của gạo. Vậy ngoài gạo ra nguyên liệu làm bánh phở còn có những gì? Hãy cùng Vua Gạo tìm hiểu thông qua bài viết này nhé! Khi cần tư vấn và hỗ trợ chọn loại gạo phù hợp thì đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi qua hotline 1800 8012 hoặc Fanpage: Vua Gạo Sạch.
Bánh phở hay bất kì một sản phẩm nào đó khi sản xuất và tung ra thị trường đều cần một tiêu chuẩn nhất định. Muốn biết bánh phở có ngon hay không hãy nhìn vào các đặc điểm sau:
- Về màu sắc: Bánh phở ngon sẽ có bề mặt bên ngoài láng, mịn và bóng nhẹ, màu hơi đục.
- Về hình thức: Bánh phở sẽ có độ dày khoảng 1,5 mm và rộng 3 – 4 mm. Tuy nhiên, đặc điểm này còn tùy vào nhu cầu của khách hàng. Có nơi ưa chuộng bánh phở lớn vì thế kích thước có thể thay đổi như chiều rộng 4 – 6 mm. Sợi bánh phở thường là hình chữ nhật, cạnh vuông, dài hơn 20 cm.
Gạo làm bánh phở là loại gạo gì?
- Về cấu trúc: Sợi phở mềm nhưng có độ dẻo, dai nhất định. Khi kéo sợi, bánh sẽ không dễ dàng bị đứt, gãy. Khi nhúng vào nước nóng trong khoảng thời gian cho phép thì bánh không bị bở, nát.
- Về hương vị: Nếu dùng trúng bánh phở ngon khi ăn sẽ có vị bùi bùi. Nhai kĩ sẽ cảm nhận rõ vị ngọt như cơm, thơm tự nhiên của gạo.
- Về an toàn thực phẩm: Bánh phở ngon và đạt chuẩn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không dùng các hóa chất xử lý, phụ gia để tẩy rửa, làm trắng hay tạo mùi.
Bánh phở ngon phải đảm bảo những tiêu chuẩn trên
Một trong những thành phần cốt yếu và không thể thiếu khi nhắc đến bánh phở chính là gạo. Mặc dù nguyên liệu chính để tạo nên bánh phở là gạo, tuy nhiên không phải loại gạo nào cũng có thể sử dụng. Gạo làm bánh phở phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cơ bản sau.
|
Cuối cùng “gạo để sản xuất bánh phở” phải có công thức đặc biệt. Để sợi phở khi tạo thành vừa trắng vừa dai. Vừa không bị dính ướt lại còn thơm ngon.
Gạo làm bánh phở thường là gạo tẻ, nở xốp. Đồng thời, phải đảm bảo 2 yếu tố chính về chất lượng và giá cả. Chất lượng để tạo ra những sợi phở thơm ngon đúng chuẩn. Giá cả hợp lý để dễ cạnh tranh trên thị trường. Vậy những loại gạo nào hiện nay có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nói trên?
Một trong những loại gạo phù hợp để làm bánh phở không thể không nhắc đến gạo 504 cũ nở xốp, lợi cơm. Do hàm lượng Amylose cao nên trong quá trình nấu sẽ cho cơm hơi khô nên rất phù hợp cho ngành sản xuất thực phẩm.
Gạo 504 cũ nguyên liệu không thể thiếu trong ngành chế biến thực phẩm
Gạo 504 có hình dạng bầu, bạc bụng, phù hợp với các đối tượng không thích ăn cơm gạo dẻo. Gạo 504 càng cũ lại càng có lợi, gạo này để trong thời gian khoảng từ 4 - 6 tháng được nhiều cơ sở sản xuất, chủ các quán ăn ưa chuộng. Các nhà máy chế biến bánh phở hay bánh gạo, bánh tráng,...thường dùng gạo 504 cũ. Đồng thời, loại gạo này còn là nguyên liệu chính để cung cấp bữa ăn tại các quán cơm bình dân, nhà máy xí nghiệp.
>>>Xem thêm: Vì sao gạo 504 cũ thường được các cơ sở sản xuất thực phẩm lựa chọn
Gạo Tài Nguyên là loại gạo đặc sản và nổi tiếng ở vùng đất Chợ Đào thuộc tỉnh Long An nước ta. Gạo Tài Nguyên có rất nhiều loại với đặc tính như xốp, nở nhiều, gạo thơm…So với gạo Tài Nguyên mới, gạo cũ lại được nhiều cơ sở chế biến bánh phở lựa chọn.
Gạo Tài Nguyên dùng làm bánh phở ngon
Chi tiết về gạo Tài Nguyên Chợ Đào xem thêm: tại đây
Gạo Hàm Châu từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người. Nhờ đặc tính nở nhiều, cơm xốp, nở nhiều nên gạo Hàm Châu rất thích hợp để làm các món cơm chiên. Đặc biệt, loại gạo này còn được biết đến như là nguyên liệu chính để chế biến các loại thực phẩm quen thuộc như: bánh phở, bánh tráng, bánh cuốn,...
Gạo Hàm Châu khô nở, xốp thích hợp dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh phở
Gạo Long Định được đặt theo tên gọi của một xã vùng thượng thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Một dải đất chạy dài và nằm dọc ven sông Vàm Cỏ Đông. Tương tự như 504, gạo Long Định cũng có hàm lượng amylose ở mức cao (24,4%). Nên độ dẻo của gạo chỉ ở mức trung bình cho đến thấp. Là một trong những nguyên liệu dùng để sản xuất và chế biến các loại thực phẩm được ưa chuộng hiện nay như: bánh cuốn, bánh phở,...
Gạo Long Định cũng được dùng làm bánh phở tuy nhiên không phổ biến như gạo 504
Qua quá trình cung cấp gạo sỉ đến với nhiều cơ sở kinh doanh sản xuất khác nhau. Từ cơ sở sản xuất bia, rượu cho đến cơ sở chế biến các loại bánh như: bánh gạo, bánh tráng, bánh cuốn,...Và tất nhiên không thể thiếu bánh phở.
Với nhiều năm kinh nghiệm và được sự tin tưởng của nhiều đại lý, siêu thị lớn nhỏ trong cả nước. Vua Gạo tự tin là nguồn cung cấp gạo sạch đạt chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm như HACCP, BRC.
Vua Gạo sản phẩm sản xuất theo dây chuyền khép kín
Đồng thời nhà máy sản gạo của Vua Gạo luôn tuân thủ các quy tắc trong sản xuất như 5S, GMP. Để tạo ra những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất.
Khi muốn lựa chọn nguyên liệu làm bánh phở sạch hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1800 8012 hoặc Fanpage: Vua Gạo Sạch để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
|
Lấy tô lớn, lần lượt cho bột gạo đã xay vào cùng với bột bắp thêm muối và nước rồi trộn đều. Sau đó, cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn và khuấy đều. Tiếp theo đó, bạn lọc hỗn hợp qua rây cho vào một cái tô khác. Sau khi đã lọc bột, dùng màng thực phẩm bọc quanh miệng tô và ủ bột trong thời gian khoảng 3 - 4 tiếng.
Bột gạo dùng làm bánh phở ngon
Đặt nồi nước lên bếp, sau đó đặt thêm chiếc chảo chống chính lên trên. Bước làm này cũng tương tự như hấp cách thủy. Lúc này, hơi nước sôi trong nồi sẽ làm nóng bề mặt của chảo. Sau đó, bạn phết 1 lớp dầu ăn lên mặt chảo và cho thêm 1/4 cốc hỗn hợp bột đã pha ở bước 1 vào. Dùng tay nghiêng chảo để đảm bảo bột có thể tràn đều thành lớp mỏng.
Nhẹ nhàng tráng bột khi chảo đã đủ nóng
Đậy nắp lại, tầm khoảng 5 phút thì bánh chín. Lúc này, bạn dùng cái vá mỏng nhẹ để lấy lớp bánh ra. Bánh rất dễ nát nên bạn hãy lấy thật nhẹ nhàng. Sau đó, đặt bánh lên mặt thớt hoặc mâm xếp đều với nhau là được.
Lưu ý: Để bánh phở được chín đều và ngon hơn thì phải đảm bảo nồi nước thật sôi và bốc hơi mạnh thì mới có thể làm nóng mặt chảo rồi sau đó mới cho bột vào tráng. |
Sau khi bánh đã chín và trải đều ra mâm dùng dao cắt thành sợi với chiều rộng khoảng 1cm. Hoặc bất kì hình dạng nào mà bạn thích. Cắt thành sợi có chiều rộng khoảng 1cm, hoặc bất kì hình dạng nào mà bạn muốn.
Cách làm bánh phở từ bột gạo vô cùng đơn giản
Cách làm bánh phở tươi truyền thống tại nhà cực kì đơn giản phải không nào. Nhờ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, gạo làm bánh phở giúp tạo nên một sản phẩm có màu trắng, vị bùi và dẻo ngon, vị ngọt dịu nhẹ như cơm vậy!
Lưu ý: Nên phết một lớp dầu ăn ở giữa các lớp phở để chúng không bị dính với nhau. |
Cho đến thời điểm hiện tại bánh phở đã không còn xa lạ đối với nhiều người. Với cách làm đơn giản mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên bạn có thể nâng cấp hơn để làm những món ăn ngon đổi vị cho cả gia đình. Trong những ngày mưa gió được thưởng thức những tô phở nóng hổi, thơm lừng của người thân thì thật tuyệt vời biết mấy.
Phở quan trọng nhất là nước dùng và bánh phở phải dai ngon. Nước dùng phải là thứ nước trong, vị thanh thanh và không được nhiều váng mỡ. Khác với thịt bò sốt vang ăn kèm bánh mỳ hơi sệt sệt, nâu đục và hơi ngậy. Nước dùng hay nước lèo cho phở sốt vang không hề béo. Làn nước trong vắt cùng vị ngọt đậm đà của thịt bò chắc chắn sẽ khiến người dùng thích thú.
Phở sốt vang vị đậm đà khó cưỡng
Nghe cái tên thôi cũng đã thấy đủ hấp dẫn rồi phải không nào. Sự hòa quyện giữa vị chua đặc trưng của dấm đường và hương thơm lừng, hấp dẫn của nước sốt tạo cảm giác thanh mát, hấp dẫn ngay từ những lần nhấp môi đầu tiên.
Phở chua chiên giòn là món ăn thú vị làm từ bánh phở gạo
Một món ngon không mấy lạ miệng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Với bánh phở mềm kết hợp cùng thịt bò thơm phức kèm thêm một chút rau, một chút hành. Và cả một chút cay cay, hăng the của ớt đã làm bạn đủ nghiền rồi đấy.
Phở xào bò thơm ngon bổ dưỡng
Tóm lại, gạo làm bánh phở phải là gạo tẻ, khô, xốp và nở nhiều như gạo 504 cũ, gạo Hàm Châu,...Đồng thời, khi chọn nguồn cung cấp gạo sỉ để sản xuất bánh phở cần đảm bảo các tiêu chí về chất lượng và giá cả hợp lý. Có như vậy mới tạo ra được những sợi phở dai ngon, mềm mại mà không bị bỡ. Và tất nhiên, nguồn gạo giá rẻ, ổn định để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của bạn là một điều đáng quan tâm. Với nguồn cung cấp gạo sạch uy tín cùng giá cả phải chăng không thông qua bất kỳ khâu trung gian nào. Vua Gạo tự tin sẽ cho bạn sự lựa chọn tốt nhất.
Vua Gạo - Cho bữa cơm đong đầy hương vị.
Biên tập: Vua Gạo Marketing
Tag: bánh phở làm từ gạo nếp hay tẻ, bánh phở làm từ gạo gì, cách làm bánh phở khô